Chuẩn bị ăn thịt con mồi, báo hoa mai hoảng hốt bỏ chạy khi điều này ập đến

 Một khoảnh khắc ấn tượng của thế giới tự nhiên được Sahara Wulfsohn, 28 tuổi, hướng dẫn viên du lịch tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sabi Sands (Nam Phi), ghi lại. Đoạn video của Wulfsohn cho thấy một con báo hoa mai đã bắt được một con lửng mật non chưa trưởng thành. Một khoảnh khắc ấn tượng của thế giới tự nhiên được Sahara Wulfsohn, 28 tuổi, hướng dẫn viên du lịch tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sabi Sands (Nam Phi), ghi lại. Đoạn video của Wulfsohn cho thấy một con báo hoa mai đã bắt được một con lửng mật non chưa trưởng thành.

Sự chênh lệch về kích thước và sức mạnh, báo hoa mai không mất quá nhiều công sức để tóm gọn lửng mật non. Những tưởng báo hoa mai đã có được một bữa ăn ngon lành thì điều bất ngờ đã ập đến.

Trong khi báo đang liếm láp để chuẩn bị kết liễu lửng mật non, thì bất ngờ lửng mật mẹ từ xa lao đến, cắn mạnh vào người của báo hoa mai để giải cứu cho con của mình. Bị tấn công bất ngờ, báo hoa mai hoảng hốt bỏ rơi con mồi chạy tháo thân.

Dù thua kém về kích thước ngoại hình lẫn sức mạnh, lửng mật mẹ vẫn liều lĩnh đuổi báo hoa mai ra xa khỏi đứa con của mình. Về phần báo, dường như nó vẫn chưa hoàn hồn khi bị tấn công bất ngờ nên chỉ dám đứng quan sát từ xa, sau đó chấp nhận bỏ đi thay vì lao vào một cuộc chiến với lửng mật mẹ.


Sahara Wulfsohn cho biết lửng mật con dường như bị thương ở chân trước, nhưng điều quan trọng là vẫn giữ được mạng sống nhờ sự có mặt kịp thời của lửng mẹ. Lửng mật mẹ sau đó kéo con của mình trở về hang và chắc chắn nó sẽ phải để mắt đến con mình cẩn thận hơn trong tương lai.

Sahara Wulfsohn cho biết lửng mật không phải là con mồi mà báo hoa mai thường nhắm đến bởi lửng là một loài vật rất hung hăng. Wulfsohn cho rằng con báo hoa ở trường hợp kể trên vẫn còn non trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm, do vậy đã vô tình gây sự với lửng mật.

Lửng mật là loài động vật ăn thịt trong họ chồn. Đây là loài động vật có thể thích nghi với các môi trường sống khác nhau rất nhanh nhờ vào khả năng săn mồi tốt. Lửng mật sở hữu lớp da dày và tính cách hung hăng, sẵn sàng "gây sự" với những loài động vật săn mồi hung dữ trên thảo nguyên như sư tử, báo hoa mai hay linh cẩu… Dù vậy, đôi khi lửng mật cũng bị sư tử hay linh cẩu đánh bại và ăn thịt.

Ngoài lớp da dày, lửng mật còn có khả năng kháng nọc của rắn độc. Khi bị rắn độc cắn, lửng mật sẽ bất tỉnh trong một khoảng thời gian trước khi tỉnh dậy như không hề có chuyện gì xảy ra.

Thức ăn của lửng mật là côn trùng, ếch, rắn, chim, các loài động vật gặm nhấm… Khi ăn thịt, lửng mật sẽ ăn tất cả các bộ phận của con mồi, bao gồm cả da, lông và xương. Lửng mật thường tấn công tổ ong để ăn mật và ấu trùng ong, đây chính là nguồn gốc cái tên của loài này. Ngoài ra, lửng mật còn ăn các loại quả mọng, rễ cây và củ.

Cre: https://amp.dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/chuan-bi-an-thit-con-moi-bao-hoa-mai-hoang-hot-bo-chay-khi-dieu-nay-ap-den-20230315010510167.htm



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cáo tuyết lạc vào nhà dân ở TP.HCM được chuyển đến Thảo cầm viên Sài Gòn

THÔNG TIN CHỦ SỐP!!

Gấu trúc đầu tiên của Hàn Quốc 'Fubao' về Trung Quốc sau một năm nữa